SSD vs HDD - So sánh tốc độ & Tất tần tật giữa hai loại ổ cứng SSD và HDD
SSD vs HDD - So sánh ổ cứng SSD (Solid State Drive) với ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) là câu hỏi thường gặp mỗi khi chúng phải quyết định mua một máy tính/ laptop mới. Ổ cứng là một thành phần rất quan trọng trong chiếc máy tính, nó ảnh hướng rất lớn đến tốc độ của máy.
SSD vs HDD - So sánh tốc độ và Tất tần tật giữa ổ cứng SSD và HDD
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về 2 loại ổ cứng SSD và HDD, so sánh ưu nhược điểm của từng loại, và chọn được đúng loại ổ cứng phù hợp với mình. Hãy nhớ rằng, mỗi thứ đều có những ưu nhược điểm của nó, không có cái gì là tuyệt đối tốt cả - Về cơ bản, ổ cứng HDD là công nghệ cũ hơn, đã được sử dụng phổ biến và rẻ hơn, còn SSD là công nghệ mới, tính năng tốt hơn nhưng sẽ đắt hơn.
So sánh tốc độ & Tất tần tật giữa hai loại ổ cứng SSD và HDD
1) Ổ cứng SSD là gì?
What is an SSD? SSD (tên tiếng Anh viết tắt của Solid State Drive - Ổ lưu trữ thể bền vững/ Ổ cứng thể rắn/ Ổ lưu trữ bán dẫn là một thiết bị lưu trữ công nghệ mới, sử dụng bộ nhớ flash (NAND-based flash memory) để lưu trữ dữ liệu một cách bền vững.
Như bạn đã biết, RAM là thiết bị lưu trữ tạm thời & truy nhập nhanh (không bền vững/không cứng), tất cả dữ liệu trong RAM sẽ bị xóa sau khi tắt máy tính/ mất điện. Ưu điểm của RAM là tốc độ đọc ghi dữ liệu rất nhanh => SSD gần như sự lai tạo của RAM và ổ cứng HDD truyền thống với tốc độ truy nhập dữ liệu nhanh hơn ổ cứng HDD rất nhiều (nhưng vẫn kém RAM) và dữ liệu không bị mất đi khi ngừng cấp điện (giống ổ cứng HDD).
Ổ cứng SSD là gì?
Nhờ sử dụng bộ nhớ flash, ổ cứng SSD hoạt động không kèm theo sự chuyển động của các thành phần trên ổ đĩa - trái ngược với ổ HDD truyền thống khi hoạt động thì motor kéo các bản đĩa quay rất nhanh (tốc độ 5400 vòng/phút hoặc 7200 vòng/phút, thậm trí cao hơn) => Do đó, ổ cứng SSD hoạt động rất êm ái, nhỏ gọn, bền vững và tiết kiệm điện năng hơn ổ cứng HDD.
Ổ cứng SSD ra đời từ rất sớm (trước những năm 1970s), tuy nhiên do những hạn chế về công nghệ & giá thành quá đắt nên nó không được thương mại hóa => chẳng mấy ai quan tâm hay biết đến nó. Mãi đến năm 1996, M-system (được SanDisk mua lại năm 2006) giới thiệu một ổ SSD dựa trên công nghệ bộ nhớ flash. Kể từ thời điểm này, SSD được sử dụng như một lựa chọn thay thế cho HDD truyền thống trong các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, quân sự và những ngành nghiên cứu quan trọng khác. Những ứng dụng trong các ngành này đòi hỏi một thiết bị có khả năng lưu trữ bền vững ít lỗi vốn có trong thiết bị SSD.
Cho đến năm 2009, ổ cứng SSD bắt đầu được sử dụng trong laptop, mặc dù chi phí trên đơn vị lưu trữ của SSD vẫn đắt hơn HDD nhiều lần (580$ cho một ổ SSD 256GB, so với 50$ cho một ổ HDD sử dụng khe USB cắm ngoài có cùng dung lượng). Hiện nay, giá ổ cứng SSD đã giảm và dần thay thế cho ổ HDD truyền thống (năm 2015 mình mua một ổ cứng SSD 256GB có giá khoảng hơn 3tr VND, tức khoảng 150$).
Tháng 3 năm 2009, Texas Memory System tuyên bố sử dụng hệ thống ổ SSD có dung lượng lớn nhất đạt tới 5TB có tên gọi RamSan-620 cho hệ thống lưu trữ dạng rack. Nó có khả năng đáp ứng tốc độ truy cập 3Gb/s và đáp ứng với tốc độ 250.000 thao tác đọc/ghi dữ liệu/giây (IOPS).
Tháng 5 năm 2009, Photofast giới thiệu ổ SSD G-Monster-PROMISE PCIe với dung lượng tùy chọn từ 128Gb đến 1TB, hỗ trợ tốc độ đọc ghi 1000MB/s.
2) Ổ cứng HDD là gì?
Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị lưu trữ (truyền thống) đã quá quen thuộc với những ai từng sử dụng máy tính. Nó là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.Ổ cứng HDD là gì?
Ổ cứng HDD đầu tiên trên thế giới có là IBM 350 Disk File được chế tạo bởi Reynold Johnson ra mắt năm 1955 cùng máy tính IBM 305. Ổ cứng này có tới 50 tấm đĩa kích thước 24" với tổng dung lượng là 5 triệu ký tự. Một đầu từ được dùng để truy nhập tất cả các tấm đĩa khiến cho tốc độ truy nhập trung bình khá thấp.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghê, dung lượng ổ đĩa cứng tăng trưởng theo hàm mũ với thời gian. Đối với những máy PC thế hệ đầu, ổ đĩa dung lượng 20 MB được coi là lớn. Cuối thập niên 1990 đã có những ổ đĩa cứng với dung lượng trên 1 GB (1 GB = 1024 MB). Vào thời điểm cuối năm 2016, ổ đĩa cứng có dung lượng khiêm tốn nhất cho máy tính để bàn còn được sản xuất có dung lượng lên tới 500GB còn những ổ cứng phổ thông dung lượng lớn có thể lên tới 10TB (1 TB = 1024 GB).
Hiện nay ổ cứng HDD đã mất dần trên các laptop/máy tính cao cấp và được thay thế bởi những ổ cứng thế hệ mới SSD. Tháng 2/2017, hãng sản xuất ổ cứng số 1 thế giới Seagate còn loan tin sắp đóng cửa nhà máy sản xuất ổ cứng HDD lớn nhất của hãng này. Có vẻ như ngày tàn của ổ cứng quay (HDD) sắp tới.
3) So sánh tốc độ & Tất tần tật giữa hai loại ổ cứng SSD và HDD
Dưới đây là bảng so sánh ưu nhược điểm giữa ổ cứng SSD và ổ cứng HDD (tick màu xanh biểu thị cho ưu điểm)
Đặc điểm | Ổ cứng SSD (Solid State Drive) | Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) |
Tiêu thụ điện | Tiêu thụ ít điện năng hơn. Trung bình từ 2 - 3 w => Máy lâu hết pin hơn |
Tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Trung bình từ 6 – 7 w => Máy nhanh hết pin hơn (đặc biệt là laptop) |
Chi phí |
Đắt hơn, ổ 500GB hiện tại có giá từ 3-5 triệu tùy hãng Còn ổ 256GB có giá khoảng 2-3 triệu đồng. |
Rẻ. Ổ HDD 500GB hiện tại thường có giá dưới 1 triệu đồng. Còn loại phổ biến 1TB có giá từ 1-2 triệu tùy loại. |
Dung lượng | Do mức giá đắt nên dung lượng thường thấy là 128GB, 256GB và 512GB. Tuy nhiên, Seagate vừa trình làng ổ SSD lớn nhất của họ có dung lượng lên tới 60TB | Dung lượng thường thấy ở thời điểm hiện tại là 500GB, 750GB, 1TB và 2TB (ổ HDD lớn nhất mình biết đến có dung lượng 10TB - cũng của Seagate) |
Thời gian máy tính khới động | Trung bình từ 8 - 15 giây |
Trung bình từ 30 - 40 giây |
Độ ồn | Không có tiếng ồn |
Có tiếng ồn nhẹ do ổ cứng HDD phải quay khi hoạt động |
Độ rung | Không có rung |
Thường có rung nhẹ, loại càng tốt thì càng ít rung |
Độ phát nhiệt (nóng) | Ít (vì không có phần chuyển động nên ít gây ra nhiệt) |
Gây ra nhiều nhiệt hơn so với ổ SSD (tuy nhiên, nếu so sánh với các thiết bị khác trong chiếc máy tính thì ổ cứng vẫn được coi là thiết bị gây ra tương đối ít nhiệt) |
Tuổi thọ (Failure Rate) | Tuổi thọ trung bình là 2 triệu giờ | Tuổi thọ trung bình là 1.5 triệu giờ |
Tốc độ đọc ghi file | Trung bình từ 220 MB/s đến 550 MB/s |
Trun bình từ 50 MB/s đến 120 MB/s |
Mã hóa | Một số model hỗ trợ công nghệ Full Disk Encryption (FDE) |
Một số model hỗ trợ công nghệ Full Disk Encryption (FDE) |
Tốc độ mở file | Nhanh hơn 30% so với ổ HDD truyền thống | Chậm hơn ổ SSD |
Bị ảnh hưởng bởi từ tính | Không bị ảnh hưởng bởi từ tính (bạn để nam châm cạnh ổ SSD thoải mái mà ko xi nhê gì) | Bị ảnh hưởng bởi từ tính vì ổ HDD lưu trữ dữ liệu trên các bề mặt từ (để ổ cứng HDD vào từ trường mạnh có thể mất hết dữ liệu) |
Nhìn tổng thế bảng trên ta thấy ổ SSD có 7 ưu điểm còn ổ HDD có 3 ưu điểm. LOL
SSD và HDD - Nên chọn loại ổ cứng nào? Như đã nói ban đầu, không có cái gì là tuyệt đối, tuy ổ cứng SSD ra đời nhưng không phải ổ cứng HDD đã ngay lập tức vô dụng. Dưới đây là một vài lời khuyênHãy chọn ổ cứng SSD nếu:
- Muốn máy tính chạy nhanh hơn
- Sẵn sàng chi trả thêm 1 vài triệu
- Máy tính của bạn hỗ trợ ổ SSD (gần như 100% các dòng máy hiện tại có hỗ trợ ổ SSD)
Hãy chọn ổ cứng HDD truyền thống nếu:
- Không quan trọng lắm về tốc độ ổ cứng/ tốc độ máy tính
- Muốn giảm chi phí tối thiểu (ko chi thêm dù chỉ 1 triệu)
- Máy tính quá cũ, không hỗ trợ ổ SSD
Giải pháp dung hòa:
Thời gian trước đây (khi ổ cứng SSD còn quá đắt), có một giải pháp dung hòa giữa lựa chọn ổ SSD (pure SSD) và ổ HDD thường được lựa chọn - đó là sử dụng ổ cứng lai (Hybrid). Bản chất ở đây là sử dụng "phần lưu trữ SSD" cho những dữ liệu cần có tộc độ truy nhập cao, thường xuyên truy nhập (ví dụ: các thành phần của hệ điều hành); còn những dữ liệu ít sử dụng hơn được lưu trong "phần lữu trữ HDD". Chúc các bạn thành công !
Hi! I am a robot. I just upvoted you! I found similar content that readers might be interested in:
https://wikitipz.com/quan-tri-he-thong/ssd-vs-hdd-sanh-toc-tat-tan-tat-giua-hai-loai-o-cung-ssd-va-hdd/