ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM– MỐI NGUY HIỂM KHÓ LƯỜNG

in #medical7 years ago

17H30 PHÚT ngày 28 tháng4, điện thoại phòng cấp cứu đổ chuông. Là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Một bé trai 5 tuổi ở Diễn Thái, Diễn Châu bị đuối nước.

Nhận được tin báo, tổ vận chuyển cấp cứu phòng khám 115 Phú Hậu nhanh chóng đến hiện trường . Tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng còn mạch, còn thở. Bệnh nhân được vận chuyển nhanh đến phòng cấp cứu.

Tại phòng cấp cứu: bệnh nhân bắt đầu vật vã, kích thích, nhịp thở nhanh 50 lần/ phút, SpO2 80%; phản xạ ánh sáng chậm; đồng tử dãn rộng . Toàn thân co cứng, tăng trương lực cơ. Phổi có nhiều ran ẩm và ran nổ. Bụng chướng, miệng nhiều đờm dãi kèm bọt khí hồng.

Kíp trực một mặt khai thông đường thở, hút đờm giải sau đó tiến hành đặt nội khí quản, cho thở oxy và đặt sonde dạ giày. Mặt khác thiết lập đường truyền, dùng an thần để giảm vật vã kích thích. Sau 15 phút, đồng tử dần có phản ứng với ánh sáng. Sau khi bệnh nhân đã ổn định đường thở, SPO2 đạt 97%. Kíp trực đặt sonde tiểu.

Lúc này, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng nhận định tình trạng bệnh nhân rất nặng, để đề phòng nguy cơ phù phổi cấp và tổn thương não, kíp trực hoàn thành thủ tục và cho bệnh nhân chuyển vào bệnh viện sản nhi. Tại đây, bệnh nhân tiếp tục được xử trí và điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu.

Sau hơn 10 ngày điều trị, hiện bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện. Qua tìm hiểu bệnh nhân đã đi học và không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Đây là điều vô cùng may mắn. Bởi khả năng thiếu oxy não kéo dài gây tổn thương não bộ khó hồi phục là rất cao. Người nhà bệnh nhân cũng gửi lời vô cùng cảm ơn Phòng Khám, đồng thời cũng đánh giá rất cao về sự nhiệt tình, chuyên nghiệp cũng như năng lực xử lý các trường hợp cấp cứu của nhân viên Phòng Khám. Có được điều này, một phần là nhờ những buổi trau dồi và cập nhật kiến thức vào mỗi thứ ba hằng tuần. Đặc biệt là buổi thực hành về quy trình hồi sinh tim phổi và cấp cứu tim mạch từ Guidline mới nhất của hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA) mà toàn bộ nhân viên phòng Khám đã được rèn luyện trước đó.

So với các nước phát triển tỷ lệ đuối nước ở Việt nam cao gấp 10 lần, nhất là vào mùa hè và vào mùa mưa lũ. Theo kết quả điều tra của Tổ chức Quỹ Nhi đồng LDSC_0720.JPGiên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) cho thấy, trung bình mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối nước. Qua trường hợp của cháu bé, phòng khám cũng xin phép nhắc nhở các bậc phụ huynh và thầy cô không nên để trẻ chơi một mình mà không có người lớn giám sát. Đậy kín các chum vại, bể nước xung quanh nhà, không cho trẻ tự chơi gần ao hồ. Dạy cho trẻ tập bơi để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.